Khái niệm nghênh thủy vượng tài trong phong thủy là gì?
Vẻ phương diện phong thủy học thì “Nghịch thủy” cục là vượng tài. “Thuận thủy” cục là phá tài, mà “Nghịch thủy” còn gọi là “Nghênh thủy” cho nên nhà ờ nên chọn “Nghịch thủy” mà tránh “Thuận thủy”. Khi phán đoán hướng phải kết hợp đường đi hoặc hành lang của cửa đi và phía bên ngoài cửa. Những hình thế này là sự biến hóa theo lý thuyết thế núi hình sóng.
Theo các tài liệu cổ “phải lồ có thể Long mà không có thể hỗ”. Nước phải chảy từ phía phải tới hoặc nước chảy từ hướng trái tới. Nước chảy từ hướng trái chuyển tới Hồ tất phải dài và váy lấy Long Nước chảy từ phải tới Long phải dài và vây lấy Hồ.
Nghịch quân thì cát, thuận quan tắc hung.
Trong thuật phong thủy, người ta thường quen chọn hướng cửa đi để nhận thấy (nước). Việc chọn cửa về hướng nào sẽ làm ảnh hưởng đến sự cát hung của thư phòng, cửa hiệu và nhà ở.
Đường đi (lối đi), hành lang bên ngoài cửa đi có thể coi như sông (thủy) các thầy địa lý gọi là “Hư thủy”. Nếu cửa mở về phương (dón) nghênh thủy, thì việc làm ăn sẽ thuận lợi, hưng thịnh. Người chủ của thư phòng (văn phòng) sẽ tăng tiến, còn nhà ở thì tài vận dược đường thông.
Nếu đứng trước một dòng sông con suối, ta sẽ biết ngay nước chạy theo hướng nào, phương nào đi phương nào nhận. Nhưng ở phố xá chỉ có đường đi lối lại (hoặc là hành lang). Khái niệm hướng chảy sẽ rất khó khăn phải mất một số thời gian.
Các ngôi nhà khác nhaụ làm thế nào để lựa chọn được kết cấu nghênh thủy vượng tài phù hợp?
Các nhà khác nhau phải lựa chọn kết cấu nghênh thủy vượng tài khác nhau, chủ yếu phân làm 3 loại để lựa chọn:
Một là, “phương pháp Bạch hổ nghênh thủy“, cũng tức là “phương pháp bên trái đến, bên phải nhận”. Vì đường hoặc hành lang bên trái phía ngoài cửa chính là hướng Thanh long; đường hoặc hành lang bên phải phía ngoài cửa chính là hướng Bạch hổ. Nếu bên trái dài hơn bên phải, vậy thì bên trái là “thủy đến”, bên phải là “thủy đi”, đây là kết cấu “trái đến phải nhận”. Lúc này nên mở cửa bên phải để nhận thủy thúc đẩy tài vận. Vì bên phải thuộc vị trí Bạch hổ, vì thế phương pháp này được gọi là “phương pháp Bạch hổ nghênh thủy”.
Hai là, “phương pháp Thanh long nghênh thủy“, cũng tức là “phương pháp bên phải đến, bên trái nhận”. “Phương pháp Thanh long nghênh thủy” và “phương pháp Bạch hổ nghênh thủy” hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu đường hoặc hành lang bên phải phía ngoài cửa chính dài hơn bên trái, vậv thì bên phải là “thủy đến”, bên trái là “Thủy đi”, đây là kết cấu “phải đến trái nhận”. Lúc này, nên mở “cửa Thanh long” bên trái để nhận thủy đến nhằm thúc đẩy tài vận. Vì bên trái thuộc vị trí Thanh long, vì thế phương pháp này được gọi là “phương pháp Thanh long nghênh thủy”.
Ngôi nhà nghênh thủy vượng tài Đường hoặc hành lang bên trái phía ngoài cửa la hướng Thanh long, đường hoặc hành lang bên phải phía ngoài cửa là hướng Bạch hổ. Nếu bên trái dài hơn bên phải, hiện lên thế “trái đến phải nhận” thì lúc này nên mở cửa bên phải để nhận thủy đến nhằm thúc đẩy tài vận.
Ba là, “phương pháp Chu tước nghênh thủy“, cũng tức là “phương pháp phía trước đến, ở giữa nhận”. “Trước” là chỉ phía trước; “giữa” là chỉ mở cửa ở giữa. Nếu phía trước cửa chính của ngôi nhà có một kiến trúc đất phẳng hoặc công viên, có thể trở thành minh đường của ngôi nhà thì trong Phong thủy học kết cấu này được gọi là “kết cấu minh đường tụ khí”. Loại nhà này nên mở cửa ở giữa đổ nghênh thủy, vì thế được gọi là kết cấu “phía trước đến, ở giữa nhận”. Vì minh đường còn được gọi là Chu tước vì thế phương pháp nghênh thủy này cũng được gọi là “phương pháp Chu tước nghênh thủy”.
Vận dụng toạ hướng như thế nào để thay đổi phong thuỷ vận?
Phương vị trên la bàn tổng cộng có 24 sơn. Canh sơn Giáp hướng đại diện cho phong thuỷ cực kém, nếu căn nhà của bạn nằm đúng vị trí Canh sơn Giáp hướng thì có phải bắt buộc chuyển đi nơi khác hoặc ngồi đợi tai hoạ chăng? Đáp án đương nhiên là không phải. Chúng ta chỉ cần thay đổi vị trí cửa là có thể chuyển được toạ hướng của căn nhà.
Thay đổi phương hướng không có nghĩa là nói đóng bít cửa đó đi, chuyển cửa sang vị trí mới. Mà chỉ cần thay đổi một chút tại vị trí cửa hiện tại là được. Bạn hãy mời thợ đến, dịch cả khung cửa tạo thành một góc có độ chéo nhất định. Như vậy là đã bô’ trí xong căn nhà phú quý, khai vận, vượng tài. Chúng ta có thể dựa theo vạch vị trí sẵn có trên la bàn, căn chỉnh làm sao để hướng của cửa trùng với vạch đó là được. Thao tác cực kỳ đơn giản, dễ làm.
Tại sao những ngôi nhà cũ cần phải “thay Thiên tâm” và thay như thế nào?
Trong khẩu quyết của phong thuỷ học có một kiểu thuyết pháp như sau: “Tam ngũ hung thành hoán Thiên tâm”. Câu này chỉ để nói những ngôi nhà cũ mà thôi. Tam ngũ là 15, cũng là chỉ những ngôi nhà cũ không có người ở thòi gian quá 15 năm thì phải thay Thiên tâm. Thay Thiên tâm có nghĩa là thay vị trí trung tâm trong căn nhà di.
Trước kia đa phần người ta sống trong căn nhà bằng, khi chuyển đến ở một căn nhà cũ thì phải mở một cái hốc trên trần nhà để cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vị trí chính giữa của căn nhà. Vị trí này chúng ta gọi là Thiên tâm. Cách làm đó được gọi là “vượng Thiên tâm”, có tác dụng làm lại sinh vượng mối cho căn nhà. Thiên tâm được ánh sáng mặt trời chiếu 3, 5, 7 ngày, thậm chí là bảy bảy bôn mươi chín ngày tuỳ vào mức độ cũ nhiều hay ít của chính căn nhà đó thì có thể đậy hốc đó lại.