Với những người đã làm cha mẹ, lễ cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách làm lễ đúng chuẩn. Liệu cha mẹ đã biết ý nghĩa, cách thức của tập tục này? Góc Phong Thủy sẽ hướng dẫn cụ thể và chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
Cúng đầy tháng, thôi nôi là gì? Tại sao lại quan trọng với bé?
Cúng thôi nôi, đầy tháng là 2 nghi lễ phổ biến, gắn liền với cuộc đời của mỗi người. Không chỉ là nghi lễ khẳng định sự hiện hữu của đứa trẻ và còn khẳng định được vai trò, trách nhiệm của những thành viên trong gia đình với con cháu.
Lễ cúng đầy tháng hay còn được gọi là cúng Mụ thực hiện vào ngày tròn tháng sau khi đứa trẻ ra đời. Theo dân gian, sự ra đời của đứa trẻ là được phần lớn công sức của bà Mụ tạo thành hình hài, chăm sóc, nuôi dưỡng. Ngày tổ chức lễ cúng đầy tháng sẽ căn cứ vào lịch âm, tùy thuộc vào giới tính của trẻ theo quy tắc “gái lùi hai, trai lùi một”.
Ví dụ như bé sinh ngày 3/2 âm. Nếu là bé trai thì sẽ tổ chức lễ đầy tháng vào ngày 2/3 Âm lịch. Còn nếu là bé gái thì sẽ tổ chức vào ngày 1/3 Âm lịch.
Lễ cúng thôi nôi được tổ chức khi đứa trẻ được 12 tháng. Cũng tương tự như cách tính đầy tháng, ngày cúng thôi nôi vẫn giữ quy tắc “gái lùi hai, trai lùi một”.
Ví dụ như bé sinh ngày 3/2 Âm lịch. Nếu là bé trai thì sẽ tổ chức lễ thôi nôi vào ngày 2/2 Âm lịch năm sau. Còn nếu là bé gái thì sẽ tổ chức vào ngày 1/2 Âm lịch năm sau.
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng đầy tháng, thôi nôi nhằm cảm ơn bà Mụ, Đức Ông đã nặn và bảo vệ đứa trẻ. Hơn nữa, đây còn là dịp người thân gửi lời chúc tới gia đình, là lúc mọi người quây quần, thể hiện tình cảm với nhau.
Với sự phát triển của xã hội, ngày nay, lễ thôi nôi, đầy tháng còn được coi là nơi giao lưu bạn bè, gặp gỡ đối tác. Nhờ đó mở rộng được mối quan hệ, gắn kết trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm xoay quay việc có nên tổ chức lễ cúng đầy tháng, cúng thôi nôi cho trẻ hay không. Một mặt, đây là nghi lễ quan trọng đánh dấu sự ra đời, trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nghi lễ lại bị biến tướng, thương mại hóa, phục vụ nhu cầu của người lớn.
Điều quan trọng nhất, tiệc đầy tháng, thôi nôi là sự kiện quan trọng đầu đời của mỗi đứa trẻ. Cha mẹ tổ chức để lưu giữ những kỉ niệm đẹp nhất về con. Đó còn là hành trình cho bé vững bước tương lai sau này. Và đừng quá coi trọng tới sự rình rang, sang trọng. Tốt nhất, nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, đúng nghi lễ giúp đứa trẻ nhận được sự may mắn và chúc phúc của mọi người.
Chuẩn bị mâm cúng mụ thế nào mới đúng chuẩn?
Điều quan trọng nhất khi cúng đầy tháng, thôi nôi chính là mâm lễ vật. Tùy theo phong tục tập quán từng địa phương, điều kiện gia đình, bạn có thể sắm các mâm lễ cúng khác nhau.
Gợi ý mâm lễ cúng đầy tháng
Mâm lễ cúng đầy tháng có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Cha mẹ cần tham khảo chi tiết để có được sự chuẩn bị chu đáo nhất. Cụ thể như sau:
Mâm lễ cúng đầy tháng cho bé gái
Thời gian cúng lễ thường vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà. Mâm lễ thường dùng chè trôi nước và dùng giấy độ thế nữ. Lễ vật được sắp cân đối trên 2 bàn, một bàn nhỏ và một bàn to. Trong đó, bàn to bày biện đồ cúng 12 bà Mụ; bàn nhỏ bày biện đồ cúng Đức Ông.
Lễ vật gồm có:
Lễ vật |
Số lượng/ Ghi chú |
Quả |
Chọn 5 loại quả theo mùa: táo, dứa, cam, quý, chuối, xoài… |
Hoa tươi |
Chọn 5 loại hoa phổ biến: hồng, ly, cát tường… |
Hương |
1 bó |
Nến |
1 cây |
Đèn cầy |
1 chiếc |
Gạo tẻ |
1 bát |
Muối hạt |
1 đĩa |
Trầu cau |
Têm trầu cánh phượng |
Nước lọc |
12 chén |
Rượu |
12 chén |
Thịt lợn quay |
1 con |
Gà luộc |
1 con |
Xôi |
12 đĩa nhỏ, 1 đĩa lớn |
Bánh kẹo |
12 đĩa |
Chè trôi nước |
12 bát |
Giấy cúng đầy tháng |
Mâm hài, đồ cho bà Mụ và bà Chúa, tiền, vàng mã |
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai cũng được sắp trên 2 bàn. Một bàn nhỏ phía trên bày lễ vật cúng Đức Ông. Một bàn lớn bày lễ vật cúng 12 bà Mụ.
Lễ vật cúng 12 bà Mụ gồm có
Lễ vật |
Số lượng |
Chè đậu trắng |
12 bát nhỏ |
Xôi |
12 đĩa nhỏ |
Cháo |
12 bát nhỏ |
Nước |
12 ly |
Bánh kẹo |
12 đĩa nhỏ |
Thịt quay |
12 đĩa nhỏ |
Hàng mã/ Tiền vàng |
Lễ vật cúng Đức Ông gồm có:
Lễ vật |
Số lượng/ Ghi chú |
Gà luộc chéo cánh |
1 con |
Cháo |
1 tô lớn |
Chè |
1 tô lớn |
Xôi |
3 đĩa lớn |
Thịt quay |
1 miếng |
Hoa quả |
1 đĩa gồm 5 loại quả bất kỳ |
Trầu cau |
Têm cánh phượng |
Rượu |
1 ly lớn |
Tiền vàng/ Hàng mã |
Ngoài những lễ vật kể trên, phụ huynh cũng cần chuẩn bị 1 bình hoa, hương đèn, nước gạo, muối. Đặc biệt, không thể thiếu 1 đôi đũa được vót ngược đầu, có cắm bông hoa trên đầu đũa.
Gợi ý mâm lễ cúng thôi nôi
Mâm lễ vật cúng thôi nôi được sử dụng cho cả bé trai lẫn bé gái. Tùy theo văn hóa vùng miền cũng như điều kiện gia chủ, gia đình có thể chuẩn bị những mâm lễ vật khác nhau.
Mâm lễ cúng Thần tài – Thổ Địa – ông Táo gồm các lễ vật sau:
– 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả khác nhau nhiều màu sắc
– 1 bát chè đậu xanh
– 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
– 1 bộ tam sên bao gồm: thịt, trứng, tôm, cua. Chú ý, khi lựa chọn tôm cua, nên chọn những con còn khỏe mạnh. Tránh những con yếu ớt, sứt mẻ, gãy càng…
– 3 ly nước
– 1 bình hoa
– Hương
– Nến
Mâm lễ cúng 12 bà Mụ và Đức Ông bao gồm:
– 1 con gà luộc. Chú ý, gà phải để nguyên con, có đầy đủ tất cả các bộ phận. Khi đặt gà lên đĩa, cần để gà ngẩng cao đầu.
– 1 đĩa trái cây
– 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn
– 12 chén chè
– 12 chén cháo
– Nước
– Rượu trắng
– Hoa
– Hương
– Nến
Ngoài ra, cha mẹ cần chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng. Đặc biệt là 1 đôi đũa hoa được vót ngược đầu cho bà Chúa.
Sau khi làm thủ tục cúng thôi nôi cho bé xong, cha mẹ sẽ bày ra 1 mâm đồ chơi cho bé “bốc”. Trong mâm đồ chơi sẽ có những dụng cụ tương ứng với các ngành nghề phổ biến trong xã hội. Người ta tin rằng, sự lựa chọn của bé trong ngày thôi nôi sẽ hé mở tương lai nghề nghiệp của bé sau này.
Bài văn khấn thôi nôi, đầy tháng cho bé tại nhà đầy đủ, chi tiết
Sau khi hoàn thành phần lễ cúng đầy tháng, thôi nôi, phụ huynh sẽ thắp 3 nén hương. Sau đó, bế đứa trẻ ra trước án khấn để đa tạ công đức của 12 bà Mụ và 3 Đức Ông.
Hiện có rất nhiều bài văn khấn thôi nôi, đầy tháng cho bé. Cha mẹ có thể tham khảo:
Văn khấn cúng đầy tháng:
Văn khấn cúng thôi nôi:
Sau khi khấn xong, bố mẹ lại chắp tay đứa trẻ vái 3 vái trước án khấn. Sau 3 tuần hương thì tạ lễ rồi mang vàng hương đi hóa. Thông thường, lễ cúng sẽ được chủ trì bởi người lớn tuổi trong gia đình như ông bà. Còn nếu gia đình trẻ, cha mẹ cũng có thể chủ động khấn cho con.
Trên đây là những thông tin cơ bản về lễ cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé cha mẹ cần nắm rõ. Nếu cần giải đáp thêm bất cứ thông tin gì, đừng quên liên hệ trực tiếp với Góc Phong Thủy để được tư vấn!