Cúng nhà mới, nghi lễ nhập trạch để báo cáo với gia tiên, thổ địa khi chuyển đến nhà mới của cả gia đình. Vậy cúng nhà mới như thế nào? Cần kiêng kỵ điều gì? Góc Phong Thủy sẽ cùng bạn tìm hiểu về nghi lễ cúng nhà mới trong bài viết này.
Cúng nhà mới còn được biết đến là lễ nhập trạch, đây là nghi lễ rất quan trọng để khai báo với những vị quan cai quản khu vực về việc gia đình sẽ đến nơi làm lễ để sinh sống. Nghi thức cúng nhập trạch nhà mới còn thể hiện những mong cầu vị quan, thần linh cũng như thổ địa cai quản khu vực sinh sống mới phù hộ cho gia đình sung túc và an lành.
2. Ý nghĩa nghi lễ cúng nhà mới
Cúng nhà mới là nghi lễ mong cầu những điều bình an, may mắn đến với gia đình khi chuyển đến nơi ở mới. Theo những quan niệm tín ngưỡng dân gian thì đây là nghi lễ được thực hiện để báo cáo cùng gia tiên, thổ công ngôi nhà đã được hoàn tất việc xây dựng. Nghi lễ này kính mong những vị thần linh, gia tiên phù hộ cho gia đạo được êm ấm và bình yên, sung túc và nhiều tài lộc.
Cúng nhà mới cũng được xem là nghi lễ để tiễn đưa những vong hồn ở mảnh đất gia chủ đang chuẩn bị định cư. Nghi lễ cũng giúp xua đuổi tà khí còn sót lại ở nhà mới, tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh sống. Bởi vậy lễ nhập trạch, cúng nhà mới rất được quan tâm trong khâu chuẩn bị bàn cúng, văn khấn cũng như việc chọn ngày giờ thực hiện.
3. Cách chọn ngày cúng nhà mới
Lễ cúng về nhà mới cần chọn được ngày tốt để làm lễ. Ngày cúng nhập trạch tốt mới có thể cầu mong được tổ tiên, thần linh che chở và phù hộ. Dưới đây là cách chọn ngày cúng nhà mới:
Chọn ngày hoàng đạo: Chọn ngày hoàng đạo sẽ rất tốt cho việc cúng chuyển đến nơi ở mới
Chọn ngày theo ngũ hành: Cúng chuyển đến nơi ở mới theo ngũ hành nên chọn ngày hành Thủy hoặc hành Kim. Theo phong thuỷ, Kim đại diện cho vàng bạc, Thuỷ đại diện cho nước sẽ giúp gia chủ tiền vào như nước. Gia chủ cũng có thể chọn ngày hợp mệnh để cầu may mắn và bình an.
Chọn ngày theo tuổi: Xem ngày nhập trạch theo tuổi cũng được áp dụng phổ biến, tuy nhiên cách chọn ngày cúng nhà mới theo tuổi cần đến sự hỗ trợ của các thầy phong thủy, thầy cúng.
Tránh những ngày xấu: Nên tránh những ngày xấu, tránh làm lễ vào các ngày như ngày Tam Nương (mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 âm lịch); Ngày Nguyệt Kỵ (5, 14 và 23 âm lịch) cùng các ngày mùng 1, ngày rằm.
Chọn ngày theo hướng nhà: Chọn ngày cúng nhập trạch bằng cách này cần xác định hướng nhà để có thể chọn ngày phù hợp. Tránh chọn những ngày khắc với hướng nhà:
- Nhà hướng Đông tránh chọn ngày Tam hợp hành kim như các ngày Dậu, ngày Tỵ, ngày Sửu.
- Nhà hướng Tây nên tránh chọn ngày Tam hợp hành mộc như các ngày Hợi, ngày Mùi, ngày Mão.
- Nhà hướng Nam nên tránh chọn ngày Tam hợp hành thủy như ngày Thân, ngày Tý, ngày Thìn.
- Nhà hướng Bắc nên tránh chọn những ngày Tam hợp hành hỏa như ngày Tuất, ngày Ngọ, ngày Dần.
4. Mâm cúng nhà mới cần chuẩn bị gì? Vị trí đặt
Mâm cúng nhập trạch luôn được chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ những lễ phẩm cần thiết như đồ ăn, ngũ quả hay hương hoa. Những lễ phẩm này có thể bày thành 3 mâm khác nhau hay bày chung mâm. Tuy nhiên mâm cúng nhà mới sẽ cần chính là lòng thành từ gia chủ, có thể tuỳ theo ngân sách mà chuẩn bị mâm lễ cúng phù hợp nhất.
Ngũ quả: Hoa quả nên ưu tiên chọn 5 loại quả theo mùa, tuy nhiên số lượng này có thể thay đổi tùy theo điều kiện ngân sách mà thêm hay bớt. Tuy nhiên mâm ngũ quả cần có độ tươi ngon và không dùng quả giả.
Hương hoa: Mâm cúng nên chọn các loại hoa tươi như hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa ly hay hoa hồng. Ngoài ra cần có thêm vàng mã, cặp đèn cầy, trầu cau, nhang cùng 3 hũ đựng nước, gạo và muối cúng.
Mâm cơm: Mâm cơm sẽ tùy từng khu vực vùng miền cùng với quan niệm của gia chủ mà chuẩn bị khác nhau. Mâm cơm cúng về nơi ở mới có thể là đồ mặn hoặc đồ chay. Mâm cơm mặn sẽ có những món như gà luộc, chân giò, thịt luộc, xôi, chè hay cháo. Mâm cơm chay sẽ có những món như đậu phụ hấp, rau củ xào, canh súp chay,..Ngoài ra còn cần có thêm 3 chén rượu, 3 cốc trà, 3 điếu thuốc.
Vị trí mâm cúng: Mâm cúng sau khi được chuẩn bị đầy đủ thì cần đặt ở trung tâm nhà, đây cũng là nơi sinh khí tốt. Chú ý không gian đặt mâm cúng cần đảm bảo thông thoáng và sạch sẽ.
5. Hướng dẫn cách cúng về nơi ở mới chi tiết cực đơn giản
Những đồ dùng cần thiết cúng về nơi ở mới mà gia chủ cần sắm đó là bếp nấu, chổi mới, rượu, gạo, muối cùng với tiền, vàng,…Những lễ vật này sau đó sẽ được bày lên trên mâm cúng. Gia chủ sau đó sẽ thực hiện thắp hương, cắm hương vào bát hương, tiến hành đọc văn khấn. Chi tiết cách cúng nhà mới như sau:
- Bước 1: Đốt bếp than hay bếp củi, để ở vị trí khu vực cửa ra vào.
- Bước 2: Bày đồ cúng lên mâm cúng, chuẩn bị thủ tục để thực hiện nghi lễ.
- Bước 3: Gia chủ sẽ bếp qua bếp lửa đầu tiên, cầm theo bài vị gia tiên và bát hương khi bước qua bếp lửa.
- Bước 4: Gia chủ bước qua xong, các thành viên gia đình sẽ tiếp tục bước qua và mang theo vật phẩm may mắn chuẩn bị trước.
- Bước 5: Bước vào nhà mới cần mở hết điện và cửa trong nhà với mục đích thông sinh khí, giúp đánh thức ngôi nhà.
- Bước 6: Các thành viên khác cần thực hiện bố trí bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật, thờ ông địa. Sau đó thực hiện bày mâm cúng đặt ở vị trí giữa nhà, chú ý đặt hướng hợp tuổi của gia chủ.
- Bước 7: Gia chủ sẽ thực hiện thắp hương và thực hiện đọc bài văn khấn, các thành viên trong gia đình cần đứng nghiêm chỉnh đằng sau.
- Bước 8: Văn khấn được đọc xong thì gia chủ sẽ cân bật bếp nấu nước, với ý nghĩa khai hỏa mang đến nguồn sinh khí mới cho ngôi nhà. Gia chủ và người thân sẽ hóa vàng mã, rưới lên tro hóa vàng rượu cúng.
- Bước 9: Đặt lên bàn thờ ông táo 3 hũ gạo, muối nước – Biểu tượng của sự no đủ.
6. Văn khấn nhập trạch, cúng nhà mới
Ngoài việc thực hiện chuẩn bị đủ mâm cơm cúng thì để làm lễ nhập trạch nhà mới cũng cần có bài cúng và văn khấn thể hiện lòng thành với thần linh, gia tiên. Văn khấn nhập trạch, cúng nhà mới là vô cùng quan trọng, tham khảo:
7. Những lưu ý cấm kỵ cúng nhà mới
Cúng nhà mới theo quan niệm của cha ông từ xa xưa thì cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Tránh bỏ lỡ mất giờ tốt để thực hiện chuyển vào nhà mới
- Không nên chuyển đến nhà mới vào đêm.
- Phụ nữ đang có bầu tránh dọn dẹp nhà mới.
- Những người tuổi Hổ cũng không nên dọn dẹp nhà mới.
- Gia chủ chỉ muốn lấy ngày đến ở tốt, hợp mệnh mà chưa ở ngay thì cần ngủ 1 buổi qua đêm tại nhà mới.
- Chuyển nhà tránh việc va chạm gây đổ vỡ.
- Ngày cúng nhà mới không nên cãi vã và xích mích, đây là điều không hay.
- Tránh việc vào nhà mới mà đi tay không, không đem theo các đồ vật như bếp cũ, chổi cũ.
- Ngày nhập trạch nhà mới không nên đón khách tránh gây kinh động tới thần linh, tổ tiên.
Góc Phong Thuỷ đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về vấn đề cúng nhập trạch và các thủ tục khác liên quan. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về thủ tục cúng nhà mới, ý nghĩa và một số điều kiêng kỵ.