Khấn vái trình báo với thần linh, tổ tiên

Hướng dẫn cách cúng gia tiên, bốc bát nhang cho đúng, tránh đại kỵ

Với quan niệm truyền thống của người Việt, bát nhang chính là sợi dây kết nối giữa 2 cõi âm dương. Bởi thế, cách cúng gia tiên, bốc bát nhang là mối quan tâm rất lớn của mọi gia đình. Chúng thể hiện được sự tôn trọng của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

Bạn đã biết cách bốc bát nhang đúng cách, tránh đại kỵ hay chưa? Cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin chi tiết nhất!

Quy trình cúng gia tiên, bốc bát nhang khi về nhà mới

Khi về nhà mới, một trong những thủ tục quan trọng nhất là cúng gia tiên, bốc bát nhang. Thủ tục này gồm nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi sự cẩn trọng, chỉn chu của gia chủ. Theo đó, quy trình bốc bát nhang gồm các công đoạn như sau:

Chuẩn bị, vệ sinh bát nhang

Trước tiên, gia chủ cần chuẩn bị bát nhang bằng sứ. Còn tùy thuộc vào bàn thờ gia tiên, gia đình có thể thờ cúng từ 1 – 3 bát nhang.

Chuẩn bị, vệ sinh bát nhang

Sau khi lựa chọn được những bát nhang thích hợp nhất, bạn cần vệ sinh. Công đoạn này giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Đầu tiên, rửa bát nhang bằng nước sạch, kì sạch phần bụi bẩn bên trong, bên ngoài rồi để cho ráo nước. Tiếp theo, dùng 1 chiếc khăn mềm, lau lại bát nhang bằng rượu trắng 40 độ. Người ta cho rằng, rửa bát nhang bằng rượu chính là cách tẩy uế tốt nhất, xua đuổi tà khí, mang đến may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Chuẩn bị cốt bát nhang

Cốt bát nhang có thể sử dụng tro bếp hoặc cát trắng tinh khiết. Chúng cần đảm bảo yếu tố sạch sẽ, tơi xốp. Điều này sẽ dễ dàng hơn khi cắm chân nhang.

Thực hiện khấn gia tiên, bốc bát nhang

Bốc bát nhang là việc làm quan trọng, ảnh hưởng tới thần linh, tổ tiên. Nếu thực hiện sơ sài hay phạm đại kỵ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các thành viên trong gia đình.

Trước khi thực hiện bốc bát nhang, gia chủ cần khấn gia tiên để khấn vái các cụ chứng kiến cho lòng thành, lời khẩn cầu của mình. Hầu hết, các gia đình phải sửa soạn, bày biện mâm lễ cúng, làm lễ bốc bát nhang.

Dùng vàng mã và hơ ngọn lửa trên đồng rồng của bát nhang. Tốt nhất, nên sử dụng 2 ngón tay che đôi mắt rồng, tránh cho lửa trực tiếp ảnh hưởng tới mắt rồng. Đây chính là phương pháp khai quan giúp kích hoạt nguồn năng lượng xua đuổi tà khí, xua đuổi các âm binh quấy phá.

Dâng bát nhang lên bàn thờ

Tiếp đó, cho gói thất bảo vào bát nhang rồi đem tro rơm nếp, bóp cùng 1 ít nước gừng pha rượu thanh tịnh. Sau đó, lấy vài chân nhang ở bát nhang thờ cúng cũ chuyển sang bát nhang mới.

Dâng bát nhang lên bàn thờ

Sau khi hoàn tất thủ tục cúng gia tiên, bốc bát nhang, gia chủ sẽ là người đại diện gia đình đưa bát nhang lên bàn thờ. Tiếp đó là cầu khẩn xin phép chư thần được thờ cúng tại nhà mới, mời tổ tiên về nhà mới để được thờ phụng, nhang đèn. Gia chủ cũng nên tự tay sắp xếp vật phẩm thờ cúng, di ảnh, bài vị rồi thắp nén nhang thể hiện rõ lòng thành kính của mình.

Quy trình cúng gia tiên, bốc bát nhang thay cho bát nhang cũ

Nếu trong trường hợp bát nhang cũ xuống cấp, hư hỏng hay muốn thay thế cho khang trang hơn, gia chủ cũng có thể bốc bát nhang mới. Thủ tục cúng gia tiên, bốc bát nhang trong trường hợp này cũng có sự khác biệt so với bốc bát nhang cũ.

Quy trình thực hiện được tiến hành như sau:

Lấy bát nhang cũ xuống

Trước tiên, gia chủ cũng phải làm mâm lễ khấn vái các cụ, xin thần linh và các bậc tổ tiên chứng cho tấm lòng thành của mình. Khi đã khấn vái xong, có thể tiến hành rút chân nhang và lấy bát nhang cũ xuống.

Theo kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, bát nhang cũ nên “hóa” xuống sông hoặc bỏ xuống dưới gốc cây cho mát mẻ. Gia chủ cũng có thể đạp nhỏ, chôn cất xuống dưới lòng đất.

Thay bát nhang mới

Quy trình thay bát nhang mới trong trường hợp này cũng tương tự với việc bốc bát nhang mới khi nhập trạch. Gia chủ cần thực hiện đầy đủ các bước, đúng với văn hóa tâm linh cũng như tục lệ của người Việt:

– Khai quan kích hoạt nguồn năng lượng của bát nhang, xua đuổi tà khí

– Cho gói thất bảo vào bát nhang

– Lấy cốt tro bóp cùng 1 ít nước gừng pha rượu thanh tịnh.

– Lấy vài chân nhang ở bát nhang cũ chuyển sang bát nhang mới.

– Dâng bát nhang lên bàn thờ

– Khấn vái trình báo với thần linh, tổ tiên

Khấn vái trình báo với thần linh, tổ tiên

Có nhất thiết cần nhờ thầy cúng bốc bát nhang hay không?

Việc cúng gia tiên, bốc bát nhang được coi là việc làm trọng đại. Bởi thế, hầu hết các gia đình hiện nay đều nhờ đến thầy cúng để thực hiện thủ tục này. Họ là người nắm bắt, hiểu rõ được quy trình thực hiện đúng chuẩn, giúp gia chủ tránh được đại kỵ, mang tới vận may.

Tuy nhiên, ở nhiều gia đình, gia chủ sẽ là người trực tiếp làm thủ tục này. Điều này giúp gia đình thể hiện được cái tâm, sự hiếu kính với ông bà, tổ tiên. Thế nhưng, không phải ai trong gia đình cũng có thể đảm nhận được trọng trách này.

Khấn vái trình báo với thần linh, tổ tiên

Việc bốc bát nhang thường dành cho người có vai vế cao nhất. Đó có thể là ông nội, bố hoặc người đàn ông trụ cột gia đình. Với những gia đình trẻ mới ở riêng chưa có nhiều kinh nghiệm, cần nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm.

Những lưu ý quan trọng khi bốc bát nhang

Trong suốt quá trình cúng gia tiên, bốc bát nhang, gia chủ cần lưu ý những điều dưới đây:

Chọn ngày bốc bát nhang

Mỗi ngày trong năm tương ứng với 1 ngôi sao trên trời. Khi chọn ngày bốc bát nhang, cần lựa chọn ngày Hoàng đạo tương ứng với ngôi sao tốt, ngày hợp mệnh gia chủ.  Tuyệt đối không bốc bát nhang vào những ngày đại kỵ, chiếu sao xấu:

Ngày Tốt Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Cát…
Ngày xấu Tam Nương, Nguyệt Kỵ, Không Vọng…

Ngoài chọn ngày thì chọn giờ cũng là điều quan trọng. Nếu chọn được giờ Hoàng đạo, hợp với gia chủ thì gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió.

Vị trí đặt bát nhang

Điều quan trọng nhất khi đặt bát nhang chính là việc lựa chọn vị trí sao cho thích hợp. Vị trí tốt sẽ giúp tập hợp nhiều năng lượng, tạo thành thế vững chãi trên ban thờ. Tốt nhất, nên đặt ở vị trí trung tâm nhà, cách tường khoảng 15cm. Nếu bàn thờ có 3 bát nhang thì cần đặt 3 bát trên cùng 1 đường thẳng. Cũng cần chú ý tránh vị trí có ánh nắng chiếu trực tiếp vào bát nhang.

vị trí đặt bát nhang

Khi đặt bát nhang lên bàn thờ, cần thành tâm. Sau đó, thắp 3 nén hương cho mỗi bát nhang và thắp liên tục trong vòng 1 tuần. Không nhất thiết phải có đồ cúng nhưng cần thắp 2 ngọn nến, 3 chén nước sạch.

Vệ sinh bát nhang

Trong những ngày lễ, gia chủ muốn vệ sinh bát nhang cũng cần lưu ý giữ chặt chân bát nhang và vệ sinh xung quanh thành bát nhang. Có thể xê dịch bình hoa, chén nước, đỉnh đồng nhưng tuyệt đối không xê dịch bát nhang, bài vị.

Mỗi dịp cuối năm, thường vào tháng Chạp, cần vệ sinh, tỉa chân nhang. Khi vệ sinh, nên sử dụng khăn mặt mềm, sạch. Lau bằng rượu trắng 40 độ hoặc tẩy uế bằng nước gừng.

Bốc bát nhang là việc làm quan trọng trong mỗi gia đình. Không chỉ thể hiện được lòng thành kính với bề trên mà còn là nét văn hóa tâm linh gần gũi của người Việt. Trên đây, Góc Phong Thủy vừa tư vấn giúp gia chủ các cúng gia tiên, bốc bát nhang đúng chuẩn. Gia chủ có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp!