Lễ nhập trạch nhà xưởng là nghi lễ quan trọng khi chuyển đến nhà xưởng mới. Việc chuẩn bị mâm cúng, thủ tục cũng như văn khấn nhập trạch luôn được rất nhiều người quan tâm. Góc Phong Thuỷ sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về văn khấn, thủ tục nhập trạch nhà xưởng mới đầy đủ, đơn giản nhất.
1. Lễ nhập trạch nhà xưởng là lễ gì?
Lễ nhập trạch nhà xưởng là nghi thức quan trọng trong văn hoá của người Việt, nghi lễ được thực hiện khi có kho xưởng mới hay cơ sở sản xuất mới được thành lập. Đây là nghi lễ giúp tôn vinh, mong cầu sự may mắn cho nhà xưởng mới. Nhập trạch nhà xưởng cũng để xin phép thần linh mang đến sự an lành, thuận lợi cho công việc nhà xưởng
2. Cách xem ngày nhập trạch nhà xưởng
Chọn ngày nhập trạch nhà xưởng, văn phòng mới là rất quan trọng. Chọn nhập trạch nhà xưởng sẽ cần dựa trên những yếu tố như ngày giờ sinh của chủ xưởng, tham khảo từ các chuyên gia phong thuỷ và tìm ra được ngày tốt nhập trạch
Chọn ngày hoàng đạo: Lựa chọn ngày hoàng đạo nhập trạch nhà mới sẽ mang đến sự may mắn và thuận lợi, nên tránh những ngày như Tam Nương, Thọ Tử, Dương Công Kỵ là xấu nhất bạn cần tránh. Bên cạnh đó nên tránh cúng nhập trạch nhà xưởng vào tháng 3 (tiết thanh minh tảo mộ), tháng 7 âm lịch (Vu lan báo hiếu) là những tháng liên quan đến cô hồn, người mất.
Chọn ngày theo tuổi: Cần chú ý tới việc chọn ngày nhập trạch theo tuổi và cung mệnh của gia chủ, trước khi chuyển nhà xưởng mới sẽ cần làm lễ nhập trạch trước. Tránh nhập trạch nhà xưởng vào ngày xung với bản mệnh và tuổi của chủ để hạn chế những điều không may mắn.
Chọn ngày theo hướng nhà xưởng: Theo phong thuỷ ngũ hành vạn vật luôn có tương sinh – tương khắc và việc chọn ngày nhập trạch nhà xưởng cũng như vậy. Nên tránh nhập trạch nhà xưởng mới vào những ngày khắc hướng nhà.
>>> Xem thêm: Cúng nhà mới
3. Sắm lễ nhập trạch nhà xưởng cần những gì?
Sắm lễ nhập trạch gồm những gì? Để chuẩn vị cho nghi lễ nhập trạch nhà xưởng cần chuẩn bị như sau:
- Đồ cúng: Cần chuẩn bị bàn thờ nhỏ, những vật phẩm cúng cần thiết cho lễ cúng nhập trạch xưởng mới. Cúng nhập trạch đơn giản cần đủ ngũ quả – hương hoa và đồ ăn. Mâm cúng về cơ bản sẽ gồm có hoa tươi, nhang cúng, cặp ly nến đỏ, heo quay hoặc gà luộc, vàng mã, 1 đĩa muối vào gạo, bánh chưng, xôi, thuốc lá, cháo trắng, bánh kẹo, cốc rượu, bia. Chuẩn bị đủ bếp gas mini, ấm đun nước
- Trang trí không gian: Để mang đến sự ấm cúng và trang nghiêm trong quá trình cúng nhập trạch thì cần trang trí nhà xưởng với hoa, băng rôn, banner và những vật trang trí khác.
- Thực phẩm: Chuẩn bị món ăn và đồ uống để phục vụ người đến tham dự sau buổi lễ, thường những món ăn này dành cho người thân, bạn bè và gia đình.
- Mời khách: Có thể gửi lời mời đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết tham gia cúng nhập trạch nhà xưởng. Thời gian, địa điểm cũng như yêu cầu trang phục cần được nêu rõ
4. Văn khấn lễ nhập trạch nhà xưởng
Văn khấn cúng nhập trạch nhà xưởng là rất cần thiết và dưới đây là bài văn khấn cúng nhập trạch để bạn có thể tham khảo:
5. Thủ tục, nghi thức cúng nhập trạch nhà xưởng
Lễ nhập trạch nhà xưởng được biết đến là nghi thức quan trọng được tổ chức khi nhà xưởng mới khánh thành, được đưa vào hoạt động. Nghi lễ như sự kiện mở đầu cho sự phát triển, thành công của nhà xưởng, đêm đến may mắn cho những người làm trong kho xưởng. Thủ tục nhập trạch nhà xưởng như sau:
Chuẩn bị lễ nhập trạch
- Xác định ngày và giờ để thực hiện cúng nhập trạch nhà xưởng
- Chuẩn bị không gian để thực hiện lễ nhập trạch.
- Chuẩn bị những vật phẩm cúng không thể thiết như bát tiên, hương, nến, nhang cùng với trái cây, hoa, mâm cơm cúng.
Nghi lễ cúng nhập trạch nhà xưởng
- Đặt bàn thờ cúng nhập trạch ở vị trí hợp lý, trang trọng.
- Thực hiện sắp xếp những vật phẩm cúng lên bàn thờ
- Mời chủ nhà xưởng và thành viên gia đình đến nơi nhà xưởng tổ chức nghi lễ.
- Đại diện gia đình, đại diện nhà xưởng sẽ được mời làm trưởng lễ.
- Lễ trưởng sẽ thực hiện làm lễ, truyền đạt những ý nghĩa của buổi nhập trạch nhà xưởng.
- Mọi người, các thành viên làm trong nhà xưởng sẽ thực hiện thắp hương, nhang và nến, vái lạy các vị thần linh.
- Lễ trưởng sẽ đọc văn khấn mong cầu sự phát triển của kho xưởng, sự thành công trong công việc, mong cầu sự may mắn cho những người làm việc trong nhà xưởng.
- Sau khi thực hiện đọc văn khấn nhập trạch, lễ trưởng và các thành viên trong gia đình sẽ lên bàn thờ để vái lạy và cầu nguyện.
- Nghi lễ hoàn thành những người tham gia buổi lễ sẽ thực hiện một số nghi thức khác như ăn uống, biểu trưng cho sự may mắn và đoàn kết.
Lễ nhập trạch nhà xưởng kết thúc
- Lễ trưởng sẽ thực hiện gửi lời cảm ơn đến mọi người tham dự lễ nhập trạch, gửi lời chúc đến với mọi người.
- Thực hiện những hoạt động giao lưu và trò chuyện, các hoạt động giải trí để mang đến không gian thoải mái khi lễ nhập trạch đã hoàn thành.
Góc Phong Thuỷ đã mang đến cho bạn những thông tin chi tiết và hữu ích nhất về lễ nhập trạch nhà xưởng, thủ tục, văn khấn và nghi lễ thực hiện đầy đủ. Cúng nhập trạch nhà xưởng mới mâm cúng, thủ tục sẽ có sự thay đổi linh hoạt tùy theo từng vùng miền. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích và thiết thực với những ai đang quan tâm đến cúng nhập trạch nhà xưởng mới, văn phòng mới.