Sống và chết, đó là quá trình tất yếu không thể tránh khỏi đối với tất cả mọi người. Khi còn sống, chúng ta thường có hai cách xử sự với cái chết: bỏ qua không chú ý hoặc thẳng thắng đối diện với cái chết của chính mình, đi sâu suy ngẫm, phân tích về cái chết, nhằm giảm bớt những đau khổ mà cái chết có thể mang lại.
Thế nhưng cả hai phương pháp trên đều không thể giúp chúng ta thật sự khắc phục được cái chết. Tuyệt đại đa số chúng ta, cho đến khi cận kề cái chết, phải đối diện với một thế giới hoàn toàn lạ lẫm, mới thấy lo sợ, hoảng hốt. Và sau khi chết đi, chúng ta sẽ bước vào thế giới Trung ấm đầy bí hiểm, không có bạn bè, người thân bên cạnh, phải trốn chạy không ngừng nghỉ, phải liên tục lẩn tránh sự uy hiếp của các ảo ảnh khủng khiếp. Lúc này, vong hồn rất cần đến sự trợ giúp của mọi người, để có thể bình yên vượt qua hành trình chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải có kiến thức hỗ trợ cho những người sắp chết, tụng niệm cho họ một cách rõ ràng, chính xác, để dặn dò người sắp chết hoặc vong hồn đã chết và bước vào thế giới Trung ấm, để biết cách giải thoát, tranh xa cõi luân hồi đầy đau khổ. Đây là chính pháp bảo để giúp cho mỗi người chúng ta, trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, biết cách chế ngự khiếp sợ cái chết, để bình tĩnh tiếp nhận sự chết.
QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Hai nghìn năm trước, trong cuốn “Phật thuyết thí dụ kinh” (cuốn kinh ghi lại những ví dụ của Đức Phật). Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đã nêu ra cho Vua Jayatsena (Thắng Quang Vương) của vương quốc Magadha thuộc Ấn Độ cổ đại một ví dụ như sau: Có một người đang băng qua cánh đồng hoang, đột nhiên nghe thấy tiếng gầm thét của thú dữ từ phía trước vẳng lại, liền sau đó, một con hổ chồm đến trước mặt. Người này kinh hoàng quá đỗi, lập tức bỏ chạy đến một miệng giếng, trông thấy thành giếng có một rễ cây rủ xuống. Đang lúc khẩn cấp, anh ta bèn lập tức bám lấy rễ cây leo xuống, mong rằn sẽ thoát khỏi nanh vuốt của hổ dữ. Không ngờ vừa tuột xuống được nửa chừng, bỗng từ đâu chạy lại hai con chuột một đen một trắng bắt đầu gặm sợi rễ cây mà anh ta đang bám. Người này sợ hãi nhìn quanh thành giếng có bốn con rắn độc đang cuộn khúc. Lại nhìn xuống dưới, thì càng khủng khiếp hơn nữa; một con rồng dữ đang há miệng to đỏ lòm như chậu máu chờ sẵn duới đáy giếng. Đang lúc sợ hãi tuyệt vọng, chợt anh ta trống thấy một dòng mật ong vàng ươm lấp lánh vô cùng hấp dẫn đang theo rễ cây chảy xuống. Bị quyến rũ bởi mùi vị thơm ngọt trước mắt, anh ta bỗng chốc quên hết mọi nguy hiểm đang kề cận, bèn nuốt lấy năm giọt mật. Và lập tức, gió nổi ào ào, cây cối rung lắc, một đàn ong cực lớn lao đến tấn công, và lửa vùng lên thiêu đốt chiếc rễ cây.
Vua Jayatsena nghe vậy bèn hỏi Đức Phật: “Tại sao đang trong lúc nguy hiẻm đến thế, người này lại đi tham tiếc chút mật ngon trước mắt?” Đức Phật bèn giảng giải ” Cánh đồng hoang tuợng trưng cho đêm dài vô minh của sáu cõi luân hồi, người lữ khách chính là chúng sinh, hỗ dữ tượng trưng cho vô thường, giêng sâu tượng trưng cho sống, chết, hai con chuột đen và trắng gặm nhấm rễ cây tượng trưng cho ngày đêm tiếp nối, rút ngắn dần số mệnh của con người. Bốn con rắn độc chính là bốn đại sắc thân (đất, nước, lửa, gió), năm giọt mật ong là chỉ ngũ dục, mật ong tượng trưng cho tà niệm, ngọn lửa tượng trưng cho già yếu, bệnh tật, rồng dữ tượng trưng cho cái chết. Qua đó, có thể thấy rằng, sinh lão bệnh tử đều là những nỗi đau, người đời nên sớm dự liệu, không nên để ngũ dục mê hoặc.
Ví dụ trên của Đức Phật Tổ nhắc nhở chúng ta rằng, ngay từ khi còn sống, mỗi người chúng ta cần phải nghiêm túc suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Ngày tháng thoi đưa, con hỗ dữ vô thường luôn đuổi sát phía sau, cuộc đời của con người hết sức ngắn ngủi và yếu ớt. Thế nhưng người đời lúc nào cũng chỉ nhìn thấy mật ngọt của ngũ dục ở trước mắt, mà không biết được ngọn lửa của lão, bệnh đã thiêu đốt đến thân mình, con rồng dữ là cái chết đã há miệng chầu trực chúng ta. Sợ chết hay xem thường cái chết không nên là cái cớ để lý giải cho sự thiếu hiểu biết của chúng ta về cái chết.
Ngay từ hai nghìn năm về trước, Đức Phật Tổ đã tìm tòi và mở ra cho tất cả chúng sinh một cõi Tịnh độ siêu việt khỏi luân hồi, sống chết. Chúng ta nên theo chỉ dẫn của Người, ngay từ bây giờ, cần nghiêm tức biến mỗi giây phút của cuộc đời trở thành thời cơ tốt, để chuẩn bị cho cái chết và sự vĩnh hằng.
Không dám nhìn thẳng vào cái chết, thì sẽ không bao giờ hiểu được cuộc sống. Chúng ta không nên quay lưng lại với cái chết, chúng ta cần phải đối mặt với nó để tìm đối sách cho cuộc sống tốt đẹp hơn.