Theo ” giải pháp màu sắc 2006-2007″ của nhà chuyên môn Santex, tuỳ vào sắc độ của màu sắc người ta có thể phân chia thành những cụm màu tương phản nhau như màu nóng – màu lạnh, màu sáng – màu tối, màu tươi – màu nhạt.
Việc nắm rõ những tính chất riêng của màu sắc để ứng dụng vào việc trang trí nội thất là rất cần thiết cho bạn. Nó còn tác động không ít đến từng không gian sống trong ngôi nhà của mình. Cùng gocphongthuy.net tìm hiểu tính chất của màu sắc trong đời sống chúng ta.
XEM THÊM: Bày Gương theo phong thủy trấn át sát khí
1. Màu như màu ngọc hay màu xanh của cây của cỏ luôn tiềm ẩn trong thiên nhiên.
Sắc màu này được dựa trên nền màu xanh dương được thêm màu vàng vào để tạo ra các màu: vàng – xanh lá, xanh lá, xanh dương – xanh lá.
Cũng giống như sự đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân về, màu mát cho chúng ta có cảm giác như trẻ lại, thanh thản và tâm hôn dịu nhẹ hơn.
Tương phản với màu mát là màu ấm. Màu ấm như đỏ cam, cam, vàng cam luôn là sự pha trôn của vàng và đỏ. Tất cả những màu sắc có phan lẫn màu đỏ đều là màu ấm và có sự khác biệt đôi chút so với màu nóng. Sự ấm áp của những màu ấm lan toả và bao bóc vạn vật quanh mình.
Những gam màu truyền thống, dịu dàng và ấm áp sẽ tạo nên một không gian sống gần gũi và thanh bình.
2. Màu nhạt là tập hợp của màu dịu nhất ( chứa ít nhất 65% trắng).
Những màu nhạt như màu ngà, xanh nhạt hay hồng…đều đem đến sự ấm cúng, nhẹ nhàng. Vì là những màu nền, chúng thường được dùng để trang trí bên trong nhà. Ngược lại, màu tươi luôn sặc sỡ và gây sự chú ý như xanh dương, đỏ, vàng, cam là những màu tươi, chúng luôn tạo được cảm giác vui vẻ và phấn khởi.
3. Màu sáng và màu tối
Màu sáng là tập hợp của những màu nhạt nhất, gần như trong suốt. Màu sáng gợi lên sự thanh thản, nhẹ nhàng, vui tươi cho cảnh quan và con người. Chúng cũng như tấm màn nơi cửa sổ vừa quyến rũ vừa thanh tao được các nhà thiết kế gửi đến.
Đối lập với màu sáng là màu tối, đó là những sắc thái có chứa màu đen. Chúng làm cho không gian có vẻ như hẹp lại tạo sự tập chung và nghiêm túc. Màu tối thường gợi nhớ đến mùa đông lạnh lẻo, ướt át.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa màu sáng và màu tối là cách phổ biến nhưng rất ấn tượng để thể hiện sự tương phản của thiên nhiên như đêm và ngày, sáng và tối, ấm cúng và lạnh lẽo.
4. Màu nóng và màu lạnh
Màu nóng ở đây có thể nói là màu đỏ ở cấp độ mạnh nhất. Màu nóng gây nên sự thu hút mạnh. Chính vậy, màu đỏ thường được sử dụng trong thiết kế đồ hoạ. Trong thiết kế nội thất, bạn chỉ cần vài mảng màu đỏ nhất định cũng tạo nên những điểm nhấn đặc biệt cho một không gian sống….
Màu nóng thể hiện sự năng động, mạnh mẻ và dường như tăng thêm sự rung động với cảnh quang chung quanh. Năng lượng màu nóng tác động lớn tới nhịp sinh học con người như là tăng huyết áp hoặc kích thích thần kinh…
Màu lạnh gợi nhớ đến băng tuyết. Cảm giác được tạo ra bởi những màu lạnh – xanh dương, xanh lá và màu pha trộn giữa hai màu ấy là sự đối ngược trực tiếp với những cảm giác được tạo ra bởi những nóng. Màu lạnh góp phần làm chậm quá trình trao đổi và làm tăng sự điềm tĩnh của con người.
Huy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về tính chất của màu sắc, từ đó có áp dụng nó trong thiết kế nội thất hợp với phong thuỷ.
XEM THÊM: Dùng màu gì cho nhà bạn.