Skip to content
GocPhongThuy.NetGocPhongThuy.Net
  • Menu
  • Menu
  • Giỏ hàng / 0 ₫ 0
    • Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • 0

    Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • Vòng Ngọc
  • Sản Phẩm Mới
  • Vòng Tay Đá Phong Thủy
    • Vòng, Lắc Tay/Chân Đẹp Cho Bé Trai, Bé Gái & Trẻ Sơ Sinh
    • Lắc tay
    • Vòng, lắc tay nam
    • Vòng , lăc tay nữ
  • Trang Sức Đá Phong Thủy
  • Quà Vàng 24k
  • Vật Phẩm, Quà Tặng
    • Quà tặng phong thủy
    • Quả Cầu Phong Thủy
    • Cây và Vật Phẩm Khác
    • Vật Phẩm Treo , đặt ô tô
    • Vật phẩm đá
    • Bùa may mắn
  • Vòng đá phong thủy theo mệnh
    • Phong Thủy Mệnh Hỏa
    • Phong Thủy Mệnh Kim
    • Phong Thủy Mệnh Mộc
    • Phong Thủy Mệnh Thổ
    • Phong Thủy Mệnh Thủy
  • Mặt dây chuyền phong thủy
  • Nhẫn Đá Quý
    • Nhẫn Ngọc Bích
    • Mặt Nhẫn Đá Ruby
    • Mặt Đá Sapphire
  • Blog Phong Thủy
  1. Trang Chủ
  2. [Tư Vấn] HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA

[Tư Vấn] HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA

I. Chính điện

Trong chính điện thờ Phật, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng than”. Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ “Pháp thân Phật”, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ. Ở lớp thứ hai thờ “Báo thân Phật”, tức là thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc. Ở lớp thứ ba là thờ “Ứng thân Phật”, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Lớp thứ 4 là lớp tượng “Di lặc Bồ-tát” và hai vị “Phổ Hiền Bồ-tát” và “Văn thù Bồ-tát” đứng hai bên, thường gọi là bộ tượng “Di Đà Tam tôn”. Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh.

Vậy cách bài trí các tượng ở chính điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:

HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA

 

1. Tượng Tam thế Phật:

Lớp trên cùng, ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dãy, hình dáng giống nhau, tức là tượng “Thường trụ tam thế diệu pháp thân", người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật; nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.

HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA

 

2. Tượng Di-Đà tam tôn:

Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức “A Di Đà Phật”, tức là Thọ dụng trí tuệ thân, pho tượng đứng bên trái là tượng đức “Quan Thế Âm Bồ-tát”, pho tượng đứng bên phải là tượng đức “Đại Thế Chí Bồ-tát”. Đức Phật và hai Bồ-tát ấy ở Tây phương Cực Lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cõi Sa-bà qua cõi Cực Lạc.

 

3. Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh:

tượng ở bên phải, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng “Đức Văn-Thù Bồ-tát”; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con voi trắng là tượng “Đức Phổ-Hiền Bồ-tát”, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.

Ở lớp thứ ba ấy, có nhiều chùa thờ tượng đức “Thích-ca Mâu-ni” ngồi cầm hoa sen, như khi Ngài thuyết pháp ở núi Linh Thứu; bên tả là tượng “Ca-Diếp Tôn giả”, vẻ mặt già,bên hữu là tượng “A-Nan-Đà Tôn giả”, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-ca khi Ngài còn ở thế-gian. Tượng hai vị Tôn giả ấy đều tạc đứng, mang hình dáng hai thầy tỳ-kheo.

 

4. Tượng Di Lặc:

Lớp thứ tư, ở giữa là tượng “Bồ-tát Di Lặc”, vị Phật tương lai. Hai bên (nếu có) là hai vị “Đại Bồ-tát Văn Thù” và “Đại Bồ-tát Phổ Hiền”. Trong trường hợp này, ở lớp thứ ba, hai bên tượng đức Bổn sư không phải là hai vị Bồ-tát Văn Thù và Phổ Hiền nữa mà là hai vị đại đệ tử “Ca-diếp” và “A-nan-đà”.

 

5. Tượng Cửu Long:

Lớp thứ năm có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển tích nói khi đức “Thích-ca Mâu-ni” mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho Ngài tắm, đoạn Ngài đi bảy bước, tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng, thiên hạ duy

Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng “Thích-ca Mâu-ni Phật”, tức là Ứng thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng. Pho ngã độc tôn - Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả”. Bởi vậy tượng Cửu-long là chín con rồng vây bọc chung quanh một pho tượng nhỏ đang chỉ một tay lên trời một tay xuống đất, đó là tượng “Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật” lúc sơ sinh. Bên tả tượng Cửu Long có tượng “Đế Thích” ngồi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng “Đại Phạm Thiên” cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ tể ở cõi sa-bà thế-giới và lúc nào cũng hộ trì đức “Thích Ca” khi Ngài chưa thành Phật.

Hệ thống tượng như trên thường có mặt ở trong hầu hết các chùa có quy mô nhỏ và vừa. Những chùa có quy mô lớn, thường có kiểu mặt bằng nội công ngoại quốc thì được bày thêm các lớp tượng sau:

 

6. Tượng Tứ Thiên Vương:

Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng “Tứ Thiên Vương” mặc Vương phục, bày làm hai dãy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế gian.

 

7. Tượng tứ Bồ-tát:

Có chùa bỏ tượng Tứ Thiên Vương mà bày tượng bốn vị Bồ-tát, tạc hình Thiên thần gọi là “Ái Bồ-tát” tay cầm cái tên; “Sách Bồ-tát” tay cầm cái cây; “Ngũ Bồ-tát” tay cầm cái lưỡi; “Quyền Bồ-tát” tay nắm lại và để vào ngực.

 

8. Tượng Kim Cương bát bộ:

Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát Bộ Kim Cương, gồm có:

1) Thanh Trừ Tài Kim Cương

2) Tích Độc Thần Kim Cương

3) Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương

4) Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương

5) Xích Thanh Hoả Kim Cương

6) Định Trừ Tai Kim Cương

7) Tử Hiền Kim Cương

8) Đại Thần Lực Kim Cương.

Bốn vị Bồ-tát và Tám vị Kim Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thì có nhiều thuyết khác nhau, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ-đề Tâm, đem thần lực mà hộ trì Phật Pháp.

Tuy nhiên, cách bố trí các tượng thờ không phải nhất nhất theo đúng bố cục trên, thực tế mỗi chùa tuỳ theo hoàn cảnh mà có sự sai khác, đó là chưa nói đến sự khác nhau giữa các miền Bắc-Trung-Nam. Miền bắc thờ thêm nhiều Thánh, hệ thống tượng thờ vì thế trở nên phức tạp; miền Trung nói chung là rất đơn giản và thuần tuý; miền Nam thì có sự gặp gỡ giữa các miền.

HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA

 

II. Tiền đường (Nhà Bái đường)

Thông thường nhà Bái đường được xây dựng trước cửa Chính điện nên còn gọi là tiền đường. Các tượng bày ở Tiền đường gồm:

 

1. Tượng Hộ pháp:

Hai bên ở Bái đường đặt tượng hai vị Hộ pháp. Hai vị Hộ pháp là ý nghĩa Khuyến Thiện và Trừng Ác để hộ trì Phật pháp. Đây là hai vị Hộ pháp được tạc tượng theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, vị kia tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi.

 

2. Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng:

Một bên tượng Thổ địa và một bên tượng Thánh tăng, lấy điển tích về cùng xuất hiện đồng thời chứng minh khi Đức Thích-ca vừa thành đạo. Trưởng giả Cấp-cô-độc, một nhân vật thời Thích-ca tại thế, đã mua một khu vườn cây xây tịnh xá, ngôi chùa rất to lớn đầu tiên trên thế giới, thỉnh Phật Thích-ca về thuyết pháp. Sau này ông được coi là người bảo vệ tài sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi là Đức ông hay Đức chúa Già Lam Chầu Tể.

 

3. Nhà Hành lang:

Trong các ngôi chùa thờ Phật ở Việt Nam, nhà hành lang được xây rất linh hoạt: có thể là hai dãy nhà riêng để đi lại chạy song song ở hai bên nhà Chính diện, mà theo đó, đi vào nhà tăng (hậu đường). Tượng bày ở nhà hành lang là 18 vị La Hán (gọi là thập bát Hán). Tượng tạc kích thước bằng người bình thường với các tư thế khác nhau. Vị ngồi trên tảng đá, vị ngồi trên gốc cây, lưng ngựa, lưng tê giác vẻ mặt suy nghĩ trầm mặc. La Hán là vị quả thánh cao nhất của Tiểu thừa nhưng còn phiền não luân hồi sinh tử. Phật giáo Tiểu thừa cho rằng có 16 vị La Hán vâng lệnh của Phật ở mãi trên thế gian để cứu độ chúng sinh, không nhập diệt. Theo sách Phật, chỉ có 16 vị La Hán nhưng trên thực tế người ta tạo thêm hai vị nữa thành Thập bát La Hán.

HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA

 

4. Nhà Tăng

Nếu thờ Tổ gọi là Nhà Tổ, dùng trai tăng gọi là Nhà Trai. Nhà Tăng thường được xây dựng sau chính điện nên còn gọi là hậu đường. Trên cao của gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng A-nan-đa (có người nói rằng Văn Thù Bồ tát) và sư tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bohhidharma). Thờ ngài A-nan-đa thuộc Tiểu thừa; Ngài Văn Thù Bồ tát thuộc Đại thừa; Ngài Bồ-đề-đạt-ma là tổ sư truyền đạo thiền sang Đông Hoa. Dưới là các vị sư tổ đã tu tại chùa. Các vị sư tổ có thể tạc tượng hoặc không. Ở chùa xây dựng một điện riêng để thờ các vị thần thánh này. Ngoài ra, ở nhà tăng trong một số chùa còn thờ tượng Quan Âm Tổng Tử, Quan Âm toạ sơn…

Để được hỗ trợ chi tiết anh chị vui lòng liên hệ đến:
Văn Phòng 
Góc Phong Thủy 
109 Quan Nhân - Thanh Xuân - Hà Nội

Để lại Họ tên + SĐT + Năm Sinh dưới phần bình luận để được tư vấn miễn phí.

Gọi NGAY đến số Hotline: 0912.266.598 để được tư vấn hỗ trợ.

Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 0912.266.598

Email: gocphongthuy.net@gmail.com

Bình an,chiêu tài,công cụ phong thủy phong thủy,hộ mệnh,hóa sát,khai quang,khai quang linh vật,khai quang pháp khí,lễ động thổ,pháp khí phong thủy,thi công,thiết kế,trấn trạch,tứ trụ,tư vấn phong thủy,tử vi,Vật phẩm phong thủy,xem bói,xem ngày cưới
Các Bài Viết Liên Quan
Lg 2019 05 23 Do Le Giai Xa Thay Ban Than Tai 2 2

[Tư Vấn] CHUYỂN BAN THỜ THẦN TÀI SAO CHO ĐÚNG?

NGHI LỄ NHẬP TRẠCH

[Tư Vấn] NGHI LỄ NHẬP TRẠCH

Bai Van Cung Dong Tho Khoi Cong Cong Trinh

[Tư Vấn] CÁC NGHI THỨC KHI LÀM NHÀ

BÀI KHẤN CÚNG KHAI TRƯƠNG

[Tư Vấn] BÀI KHẤN CÚNG KHAI TRƯƠNG

VĂN KHẤN KHI ĐỘNG THỔ, SỬA CHỮA

[Tư Vấn] VĂN KHẤN KHI ĐỘNG THỔ, SỬA CHỮA

Lg 2019 05 29 Van Khan Giai Xa Bat Huong Than Linh Tho Dia 1 2 2

[Tư Vấn] BÀI KHẤN CÚNG TRONG ĐỀN – PHỦ (ĐIỆN THẦN TỨ PHỦ)

bài viết mới nhất
Ngoc Luc Bao

Phân biệt ngọc lục bảo với các loại ngọc khác trong họ nhà ngọc lục

Nhan Ngoc Phi Thuy

Ngọc phỉ thúy giá bao nhiêu? Phân loại và giá bán của ngọc phỉ thúy 2021

Cach Chon Nhan Cuoi Theo Hinh Ban0tay (2)

Cách chọn nhẫn cưới theo dáng bàn tay ? Tham khảo nhẫn cưới 2020

Phong Thuy The Dat Gi Cung Tim Hieu Ve Cac The Dat Trong Phong Thuy (1)

[ Tư vấn] Hình dạng đất theo phong thủy thế nào được cho là xấu? Chuyên gia phong thủy nói gì?

123

Xem tuổi làm ăn 2021 - Chọn tuổi hợp, nắm thời vận, đón tài lộc

Cung Khoi Cong Cong Trinh

Cúng động thổ công trình, nhà ở sắm lễ thế nào? Lễ giờ nào và ai cúng

Về chúng tôi

Góc phong thủy có sự đồng hành và hợp tác của thầy phong thủy Kim Quy với sư mệnh xây dựng , tư vấn và chỉ dẫn phong thủy đồ cho nhà ở và tư vấn trang sức phong thủy đá cao cấp . 

Hướng dẫn mua hàng

+ Điều khoản & điều kiện
+ Chính sách bảo mật
+ Chính sách bảo hành & đổi trả
+ Chính sách vận chuyển
+ Phương thức thanh toán

 

 

Thông tin liên hệ

Showroom : Số 23 Bà Triệu - Hoàn Kiếm - Hà Nội
 Địa chỉ tư vấn , dịch vụ khác: 109 Quan Nhân - Thanh Xuân - Hà Nội
+ Điện thoại:
  * Tư vấn bán hàng gọi : 098.212.4296 
  * Xem ngày , xem hướng , xem bàn thờ , hướng nhà ở Gọi 0868425681
+ Email: Gocphongthuy68@gmail.com

 

Thông tin liên hệ trực tuyến

Fanpage Facebook
www.fb.com/fengshuiworld68/

Trì chú trước trang sức , Vật phẩm

  • Mẹo Phong Thuỷ
  • Phong Thủy Nhà Ở
  • Toàn Cảnh
  • Phòng Khách
  • Feng Shui Tips
  • Lớp Học Phong Thủy
  • Feng Shui in the Home
  • Vật Phẩm phong thủy
  • Kiến Thức Đá Quý
  • Feng Shui Products
  • Vòng Ngọc
  • Sản Phẩm Mới
  • Vòng Tay Đá Phong Thủy
    • Vòng, Lắc Tay/Chân Đẹp Cho Bé Trai, Bé Gái & Trẻ Sơ Sinh
    • Lắc tay
    • Vòng, lắc tay nam
    • Vòng , lăc tay nữ
  • Trang Sức Đá Phong Thủy
  • Quà Vàng 24k
  • Vật Phẩm, Quà Tặng
    • Quà tặng phong thủy
    • Quả Cầu Phong Thủy
    • Cây và Vật Phẩm Khác
    • Vật Phẩm Treo , đặt ô tô
    • Vật phẩm đá
    • Bùa may mắn
  • Vòng đá phong thủy theo mệnh
    • Phong Thủy Mệnh Hỏa
    • Phong Thủy Mệnh Kim
    • Phong Thủy Mệnh Mộc
    • Phong Thủy Mệnh Thổ
    • Phong Thủy Mệnh Thủy
  • Mặt dây chuyền phong thủy
  • Nhẫn Đá Quý
    • Nhẫn Ngọc Bích
    • Mặt Nhẫn Đá Ruby
    • Mặt Đá Sapphire
  • Blog Phong Thủy
  • Đăng nhập

Đăng nhập

Quên mật khẩu?