1.Bài cúng ông địa cúng vào ngày nào ?
Ông Thần Tài theo phong thủy
Theo phong thủy, Thần có nghĩa là vị thần biểu tượng cho sự thiêng liêng màu nhiệm, còn tài có nghĩa là trí phi thường bên cạnh đó nó còn mang nghĩa là của cải, tiền bạc. Thần Tài là vị thần có trách nhiệm cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải, là một trong những vị thần được tin tưởng và tôn sùng theo tín ngưỡng của Phương Đông. Thần Tài được quan niệm là sẽ mang của cải cho mỗi gia đình, đặc biệt là những gia chủ làm trong lĩnh vực buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng Thần Tài với mong muốn có được nhiều tiền bạc, cuộc sống sung túc, dư dả tiền bạc.
Cúng ông thần Tài vào ngày nào?
Theo truyền thống dân gian, người ta thường cúng thần Tài hay còn gọi là ngày thỉnh thần Tài vào ngày mùng 10 hàng tháng. Tuy nhiên ngày nay, người ta thường bố trí đặt bát hương thờ Thần Tài và Thổ Địa ( hay còn gọi là ông địa) chung một bàn thờ. Chính điều này nên người ta thường dâng lễ thờ cúng Thần Tài hàng ngày hoặc cúng thần Tài ngày rằm, mùng một. Cách làm này không sai vì thờ cúng theo lòng thành tâm của gia chủ, không phải cứ ngày lễ mới làm vì gia chủ có lòng thành thì phúc đức càng viên mãn.
2. Bài cúng ông thần tài đúng chuẩn
Khi thực hiện nghi thức cúng thần Tài hàng ngày hay vào ngày mùng 10 hàng tháng, điều quan trọng nhất là đọc bài cúng ông địa Thần Tài thỉnh Thần lên và nghe lời cầu khấn của gia chủ, như vậy thì gia chủ mới được viên mãn như ý muốn.
Lễ vật cúng Thần Tài cần những gì?
Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng là ngày cúng chính thức có thể đồ cúng mặn dâng lên cúng khấn Thần Tài và sau đó đọc bài cúng Thần Tài Ông Địa. Đối với những ngày bình thường gia chủ có thể cúng đơn giản với các đồ cúng căn bản là có trầu, có trái cây, có nước,… là được, không nhất thiết phải cúng đồ mặn.
Chuẩn của bài cúng ông Địa Thần Tài
Bài cúng ông Địa Thần Tài, thì dù bạn cúng vào ngày mùng 1, 10, 15 hay cúng hàng ngày, thì phải thỉnh thần Tài nhận lễ. Gia chủ muốn thỉnh Thần Tài xuống thì bắt buộc phải đọc bài cúng Thần Tài thổ địa sau đây:
“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).
– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..
Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”
Gia chủ cũng có thể thêm những thông tin cần thiết về gia đình như tên gia chủ, địa chỉ, tuổi, ngày và làm theo đúng quy định về lễ vái trong bài cúng thần Tài.
3. Cần chuẩn bị bàn thờ Thần Tài gồm những gì cho bài cúng Thần Tài ?
Gia chủ cần nhớ khi bày biện bàn thờ Thần tài cần lưu ý những thứ không thể thiếu sau:
- Tượng ông Thần Tài đặt bên trái, tượng ông Thổ Địa đặt bên phải (hoặc bài vị).
- Một bát hương đặt ở giữa bàn thờ.
- Lọ hoa đặt bên tay phải. Hoa cúng nên là hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng
- Đĩa quả tươi đặt bên tay phải. Chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau
- Chén nước
- Đèn hoặc nến
- Đĩa bày đồ lễ
Gia chủ nên đặt Bàn thờ Thần Tài đặt ở vị trí sáng sủa, nơi có ánh sáng tự nhiên thì càng tốt. Vị trí đặt bàn thờ ở nơi ánh sáng yếu làm cho bàn thờ tối thì có thể thắp thêm đèn cho sáng. Việc đặt một cây xanh bên cạnh bàn thờ nhằm để tăng thêm những linh khí tốt đẹp cho gia chủ. Đối với việc chọn loại cây nào đặt trên bàn thờ thì bạn nên chọn loại cây được trồng trên đất, không nên chọn loại cây trồng trong nước.
Xem thêm: Cóc thiềm thừ chiêu tài
4.Những điều cần lưu ý khi cúng Thần Tài
- Việc cúng Thần Tài nói chung và đọc văn khấn Thần Tài nói riêng dựa trên lòng thành của chủ nhà. Tùy thuộc vào mong muốn, mục đích của mình, chủ nhân có thể kêu cầu những điều cần thiết.
- Mỗi ngày bạn hoàn toàn có thể thắp hương Thần Tài vào buổi sáng hoặc chiều tối khoảng 6 – 7 giờ và mỗi lần nhớ là nên đốt 5 nén nhang.
- Hàng tháng phải lau bàn thờ và tắm cho ông Thần Tài một lần. Cũng có một số nơi tắm cho ông vào ngày 14 Âm lịch. Khi tắm cho tượng phải pha rượu vào nước hoặc dùng nước lá bưởi. Khăn lau sạch sẽ, chỉ dùng với mục đích lau ban, không dùng cho việc khác.
- Tránh chó mèo quậy phá hoặc làm ô uế ở nơi thờ Thần Tài sẽ không tốt cho công việc của bạn.
- Vàng mã đốt ở ngoài, còn rượu vào nước đứng ở cửa tưới vào nhà mang ý nghĩa đem nhiều lộc vào ngôi nhà của bạn.
- Bánh trái cây sau khi thụ lộc chỉ dùng người trong nhà dùng, không cho người ngoài
Tham khảo Video dưới đây để biết cách bài trí bàn thờ Thần tài – Thổ địa chiêu nhiều tài lộc của thầy phong thủy Tam Nguyên.