GocPhongThuy.Net
  • Mẹo Phong Thuỷ
  • Phong Thủy Nhà Ở
  • Lớp Học Phong Thủy
  • Vật Phẩm phong thủy
  • Kiến Thức Đá Quý
No Result
View All Result
GocPhongThuy.Net
No Result
View All Result
Home Mẹo Phong Thuỷ

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA

Cách chữa buồn ngủ ngay lập tức khi đi học

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA

Tổng hợp top 5 website xem ngày tốt uy tín hiện nay

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA

[GIẢI ĐÁP] Lỡ cắt tóc vào mùng 1 có sao không #Chi Tiết #2023

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA

Tìm hiểu ngày Nguyệt Kỵ là gì và nguồn gốc cùng Thăng Long đạo quán

1) Ý nghĩa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yên vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.

 

2. Trang phục

Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

 

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA

 

3, Sắm lễ

Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

– Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

– Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.

– Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

– Trước ngày dâng hương lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

– Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.

 

4, Cầu nguyện

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA

 

5, Nguyên tắc ra, vào

Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.

 

6, Xưng hô

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

 

7, Lễ chùa

Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

  1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
  2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
  3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
  4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
  5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Để được hỗ trợ chi tiết anh chị vui lòng liên hệ đến:
Văn Phòng 
Góc Phong Thủy 
109 Quan Nhân – Thanh Xuân – Hà Nội

Để lại Họ tên + SĐT + Năm Sinh dưới phần bình luận để được tư vấn miễn phí.

Gọi NGAY đến số Hotline: 0912.266.598 để được tư vấn hỗ trợ.

Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 0912.266.598

Email: gocphongthuy.net@gmail.com

Tags: Bình anchiêu tàicông cụ phong thủy phong thủyhộ mệnhhóa sátkhai quangkhai quang linh vậtkhai quang pháp khílễ động thổpháp khí phong thủythi côngthiết kếtrấn trạchtứ trụtư vấn phong thủytử viVật phẩm phong thủyxem bóixem ngày cưới

Related Posts

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA
Mẹo Phong Thuỷ

Cách chữa buồn ngủ ngay lập tức khi đi học

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA
Mẹo Phong Thuỷ

Tổng hợp top 5 website xem ngày tốt uy tín hiện nay

Cắt tóc vào ngày mùng 1 sẽ như thế nào?
Mẹo Phong Thuỷ

[GIẢI ĐÁP] Lỡ cắt tóc vào mùng 1 có sao không #Chi Tiết #2023

[Tư Vấn] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐI LỄ CHÙA
Mẹo Phong Thuỷ

Tìm hiểu ngày Nguyệt Kỵ là gì và nguồn gốc cùng Thăng Long đạo quán

chấm điểm sim phong thủy
Mẹo Phong Thuỷ

YẾU TỐ ÂM DƯƠNG TƯƠNG PHỐI TRONG CHẤM ĐIỂM SIM PHONG THỦY

Next Post
LỄ BỐC BÁT HƯƠNG VÀ LẬP BÀN THỜ THẦN TÀI

[Tư Vấn] LỄ BỐC BÁT HƯƠNG VÀ LẬP BÀN THỜ THẦN TÀI

Cách Xác Định Vị Trí Đặt Ban Thần Tài Cho Tuổi Ất Tỵ 1965 Đắc Lộc Nhất

[Tư Vấn] Cách Xác Định Vị Trí Đặt Ban Thần Tài Cho Tuổi Ất Tỵ 1965 Đắc Lộc Nhất

Thực hư Bột Trừ Tà Tẩy Uế trong phong thủy và cách sử dụng

[Tư Vấn] THỰC HƯ BỘT TRỪ TÀ TẨY UẾ TRONG PHONG THỦY VÀ CÁCH SỬ DỤNG

12 CHÒM SAO TỎ TÌNH

[Tư Vấn] 12 CHÒM SAO TỎ TÌNH

Please login to join discussion
  • Mẹo Phong Thuỷ
  • Phong Thủy Nhà Ở
  • Lớp Học Phong Thủy
  • Vật Phẩm phong thủy
  • Kiến Thức Đá Quý
Menu
  • Mẹo Phong Thuỷ
  • Phong Thủy Nhà Ở
  • Lớp Học Phong Thủy
  • Vật Phẩm phong thủy
  • Kiến Thức Đá Quý

The Fengshui Magazine.

All Rights Reserved © 2022

No Result
View All Result
  • Mẹo Phong Thuỷ
  • Phong Thủy Nhà Ở
  • Lớp Học Phong Thủy
  • Vật Phẩm phong thủy
  • Kiến Thức Đá Quý

© 2021 Góc Phong Thủy

Go to mobile version
Verified by MonsterInsights