PHONG TỤC VIỆT NAM đề cập đến nền văn minh nước Việt. Tác giả là Phan Kế Bính, là một học giả uyên bác, sống từ cuối thế kỷ thứ 19 qua những năm đầu thế kỷ thứ 20. Qua những đoạn ngắn, súc tích, tác giả đã đề cập khá đầy đủ vê phong tục trong gia tộc, thôn xóm, trong xã hội. Trước khi muốn gìn giữ hoặc đả phá, một thói quen, ông cố trình bày cặn kẽ cho người đọc am tường, sau đó ông đưa ý kiến riêng, không phải là vô trách nhiệm, công kích chỉ vì chưa hiểu cặn kẽ sự thật. Sự góp ý của ông rất chân thành, khác với phong cách ăn nói đao to búa lớn của kẻ chạy theo thời trang, công kích để mà công kích, cho thiên hạ thấy ta là người tiến bộ. PHONG TỤC VIỆT NAM là tư liệu cần thiết để “suy cổ nghiệm kim”. Mong rằng khi xếp sách lại, người đọc sẽ thấy toát lên yêu thiên nhiên, tình đoàn kết giữa người trong một nước. Muốn cho một nếp suy nghĩ trở thành phong tục, phải kinh qua thời gian dài. Và muốn đả phá một tục lệ hủ lậu, củng phải kiên trì, cương quyết. Quả thật Phan Kế Bính là một nho sĩ không chịu đứng về phía bảo thủ.
Lại một tục hủ nữa là những người chứa đăng cai thường hay ganh nhau làm to, để lấy tiếng với làng nước. Người này biện mâm xôi độ năm, mười đồng bạc, người khác ganh lên làm mâm xôi đến mười lăm hai mươi đồng, người này biện con lợn độ hai ba chục bạc, người kia ganh lên làm con lợn đến bốn năm chục đồng. Thậm chí con gà thiến đến bốn năm đồng bạc, cỗ bánh đến chất cao tầy đình. Người có thì bỏ tiền ra làm, người không có thì đi vay, hoặc là thân thích giúp đỡ. Trong làng thì kẻ khen người này lợn béo xôi to, kẻ chê người nọ gà gầy oản bé. Chỉ những khen chê miếng ăn miếng uống chớ không có ý vị gì nữa.
Nói tóm lại thì một người lo về ngôi hương ẩm trong làng, từ lúc bé đến lúc già chưa hết nợ, nếu thiếu một ít nào thì kẻ chê người trách, có khi không mặt nào mà dám ra đến làng. Mà nào như thế đã xong đâu, còn khi ma chay giỗ tết, lo riêng công việc của nhà, khi phu phen thuế má lo gánh vác việc chung của nước. Thành ra nhất sinh chỉ những lo là lo, vì thế người giàu đến nỗi hao mòn của cải, người nghèo đến nỗi vay công lĩnh nợ, người không sao được nữa thì phải bỏ làng mà đi, ấy thực là một tục hủ bại, làm cho người ta vất vả quanh năm mà không được lúc nào sung sướng.
Vậy thì tục này nên cải lương làm sao cho tiện? Thiết tưởng nên bỏ hết lệ lảm nhảm, và giảm bớt việc tế tự, việc ăn uống để cho dân làng được chuyên sức về nghề nghiệp làm ăn, mà không phải phiền phí gì đâu, thì dân làng mới có lẽ giàu có được.
(Trích PHONG TỤC VIỆT NAM – PHAN KẾ BÍNH)
Để được hỗ trợ chi tiết anh chị vui lòng liên hệ đến:
Văn Phòng Góc Phong Thủy
109 Quan Nhân – Thanh Xuân – Hà Nội
Để lại Họ tên + SĐT + Năm Sinh dưới phần bình luận để được tư vấn miễn phí.
Gọi NGAY đến số Hotline: 0912.266.598 để được tư vấn hỗ trợ.
Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 0912.266.598
Email: gocphongthuy.net@gmail.com